Đầu tư công thúc đẩy phát triển kinh tế và liên kết vùng

Đầu tư công thúc đẩy phát triển kinh tế và liên kết vùng
cao tốc long thanh

Hiện nay, Đồng Nai đang thúc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công về hạ tầng giao thông để kết nối vùng và tạo ra những đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội. Điều này sẽ giúp cho tỉnh trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: bất động sản, thương mại dịch vụ, logistics, du lịch, công nghiệp.

Đồng Nai được xem là cửa ngõ giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vì trên địa bàn tỉnh có rất nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua như: cao tốc Bắc Nam, cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (mở rộng), cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu, cảng Phước An, cầu Cát Lái, đặc biệt là dự án sân bay Long Thành. Thời gian qua, các dự án được Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành đưa vào khai thác.

Mới đây, Chính phủ ban hành Quyết định số 1831/QĐ-TTg về danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025. Đồng Nai có 3 dự án về đường sắt lớn với tổng vốn đầu tư 5,621 tỷ USD. Trong đó gồm Đường sắt Trảng Bom – Hòa Hưng, chiều dài hơn 39km kéo dài từ Đồng Nai qua Bình Dương và TPHCM, tổng vốn đầu tư gần 2,977 tỷ USD.

Dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Cảng hàng không quốc tế Long Thành để kết nối hành khách giữa trung tâm TPHCM với sân bay quốc tế Long Thành và ngược lại. Dự án này làm mới hơn 37km đường sắt và vốn đầu tư 174 triệu USD. Dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu kết nối đường sắt quốc gia với cảng Cái Mép và các cảng biển khu vực Bà Rịa- Vũng Tàu có chiều dài 84km, chia làm 2 giai đoạn để thực hiện, tổng vốn đầu tư 2,47 tỷ USD (thuộc Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu).

Như vậy, trong tương lai gần người dân từ khu vực miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, miền Trung vào Đồng Nai rất thuận lợi, thời gian rút ngắn chỉ còn 30% so với trước đây.

Tỉnh Đồng Nai có chiến lược thúc đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng Cảng Phước An (huyện Nhơn Trạch) với tổng vốn trên 17 ngàn tỷ đồng, mở rộng cảng Gò Dầu (huyện Long Thành) và mở rộng cảng Đồng Nai (TP.Biên Hòa) nhằm phục vụ cho phát triển công nghiệp, vận chuyển hàng hóa cho những khu công nghiệp của 3 địa phương trên.

Sau dịch, nhiều người dân TP HCM sẽ chọn lựa mua đất, mua nhà ở các vùng ven vì giá cả còn rẻ, lưu thông thuận lợi, thời gian tương đương với đi lại trong các khu vực nội thành. Chính phủ và các tỉnh, thành đang ưu tiên thúc đẩy nhanh các dự án hạ tầng giao thông để kết nối, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội.

Theo đó, việc đi lại từ Đồng Nai, Bình Thuận… về TPHCM sẽ nhanh nên để đảm bảo an toàn dịch bệnh, ai cũng mong muốn ngôi nhà ngoại thành thoáng đãng để có thể thư giãn cuối tuần cùng gia đình. Vì thế nhu cầu sở hữu nhà, đất ở các khu vực này sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Nguồn: congan

Bài liên quan

Loạt quy định liên quan tới bất động sản vừa có hiệu lực

Ngày 20-5 vừa qua, Nghị định 10/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các...

Xem tiếp...

Chuẩn bị bàn giao, căn hộ APEC Mandala Wyndham Mũi Né được nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng”

Trong bối cảnh đầy biến động, bất động sản vẫn được xem là “kênh...

Xem tiếp...

Những người giàu nhất thế giới luôn mua 2 loại bất động sản này

Những người cực kỳ giàu có trên thế giới đang ráo riết mua Bất động...

Xem tiếp...