Hạ tầng và câu chuyện phát triển KDLQG Mũi Né
Khu du lịch quốc gia Mũi Né là một cực quan trọng trong định hướng phát triển Tam giác du lịch Tp.HCM – Đà Lạt – Mũi Né
Vùng tam giác du lịch Tp.HCM – Đà Lạt – Mũi Né được định hướng trở thành mũi nhọn phát triển du lịch của khu vực Miền Nam. Trong đó, Tp.HCM có thể mạnh du lịch đô thị, mua sắm; Đà Lạt có thế mạnh du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái; Mũi Né (KDL Quốc Gia Mũi Né) có thế mạnh du lịch, nghỉ dưỡng biển. Bộ ba thế mạnh đáp ứng đủ các loại hình, nhu cầu du lịch của du khách trong và ngoài nước.
Hệ thống giao thông được chú trọng để ngày càng hoàn thiện sẽ góp phần đẩy nhanh hiệu quả khai thác du lịch của Tam giác du lịch này. Bằng những tuyến Quốc lộ, thời gian di chuyển giữa các đỉnh trong tam giác du lịch tương đối nhanh chóng:
- Tp.HCM – Đà Lạt: khoảng 300km thông qua tuyến QL20
- Tp.HCM – Mũi Né: khoảng 200km thông qua tuyến QL1A
- Mũi Né – Đà Lạt: khoảng 170km thông qua tuyến QL28B
KDLQG Mũi Né – tiềm năng phát triển vượt bậc
Được công nhận là Khu Du lịch Quốc gia từ năm 2018, Mũi Né vươn mình trở thành một trong những điểm đến “ăn khách” nhất trong 2 năm trở lại đây, đặc biệt là sau đợt dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Việt Nam.
Một điều không thể phủ nhận, Bình Thuận sở hữu những vùng biển đẹp, cảnh quan hoang sơ và khí hậu trong lành. Bình Thuận cũng không thiếu những điểm du lịch văn hoá, du lịch tâm linh, du lịch khám phá và đặc biệt là những món đặc sản đặc trưng cùng nguồn hải sản tươi ngon, phong phú.
Tuy nhiên, để lý giải cho sự tăng trưởng này, nhiều chuyên gia cho rằng sự phát triển hệ thống hạ tầng giao thông là nền tảng quan trọng.
Đơn cử, cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây và dự án cải tạo, nâng cấp QL1A đã giúp việc kết nối từ Tp.HCM đến Mũi Né ngày càng nhanh chóng và thuận tiện. Bên cạnh đó, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và Phan Thiết – Vĩnh Hảo đang gấp rút thi công và sớm đưa vào vận hành. Khi đó, việc kết nối giữa hai địa phương trên chỉ còn trên dưới 2 tiếng.
Sân bay Phan Thiết cũng là một điểm sáng hạ tầng khi đang được thi công và dự kiến đưa vào vận hành thử từ cuối năm 2023. Khi sân bay Phan Thiết đưa vào hoạt động, một lượng lớn du khách khu vực Miền Bắc sẽ có thêm lựa chọn du lịch ở Mũi Né cho những kỳ nghỉ lễ ngắn ngày của mình.
Một khi hệ thống hạ tầng hoàn thiện, việc di chuyển – kết nối nhanh chóng thì kinh tế chung sẽ tăng trưởng và du lịch chính là điểm nhấn quan trọng.
Bất động sản biển Bình Thuận – Cơ hội cho Nhà đầu tư
Những năm gần đây, bất động sản khu vực ven biển Bình Thuận đã thu hút nhiều Chủ đầu tư lập dự án. Các dự án có quy mô hàng trăm hecta với tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng, như Pegasus, Sentosa Villa, quần thể Resort SeaLinks Phan Thiết Mũi Né, Novaworld Phan Thiết… lần lượt xuất hiện. Tại phân khu du lịch biển cao cấp Bắc Bình (phân khu được quy hoạch cao cấp nhất KDLQG Mũi Né) cũng lần lượt ghi nhận các dự án được đầu tư bài bản, tiêu chuẩn cao cấp 5 sao, tiên phong là dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né.
Với lợi thế là thị trường mới, cơ hội cho các nhà đầu tư còn đang rộng mở. Giá cả BĐS còn thấp, tiềm năng tăng trưởng có cơ sở là lý do để BĐS Bình Thuận nói chung và BĐS khu vực ven biển nói riêng sẽ là thị trường chủ đạo trong những năm tới.
CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN SG HOLDINGS
Nhà phát triển Bất động sản hàng đầu khu vực phía Nam
Địa chỉ: 163 Hoa Lan, Phường 02, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
Hotline: 0933 693 693